Rụng tóc là triệu chứng của bệnh gì?

Rụng tóc là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên tóc rụng mất kiểm soát lại là dấu hiệu tiềm ẩn của một số căn bệnh nguy hiểm. Bài viết sau sẽ giúp bạn biết được rụng tóc là triệu chứng của bệnh gì?

I. Thế nào là rụng tóc bệnh lý?

Ở người bình thường, trung bình một ngày rụng khoảng vài chục tới 100 sợi tóc. Đây là biểu hiện tự nhiên, tóc rụng theo vòng đời nên không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu có những hiện tượng sau thì bạn cần chú ý theo dõi và thăm khám sớm.

  • Rụng tóc mất kiểm soát, trên 100 sợi/ngày;
  • Tóc rụng nhiều nhưng mọc lại thì ít, mái tóc ngày càng thưa;
  • Tóc rụng theo mảng, để lộ vùng da đầu bị hói;
  • Tóc con mọc lên khá mảnh, xoăn yếu do thiếu dưỡng chất nuôi tóc.
  • Các hiện tượng khác đi kèm rụng tóc như bong tróc da đầu, kích ứng, ngứa ngáy, nấm trắng theo mảng lớn, nổi các ban hồng,...

Để kiểm tra xem tóc rụng theo chu kỳ bình thường hay do yếu tố bệnh lý thì bạn cần xác định số tóc rụng theo ngày. Hãy nhặt và đếm số tóc rụng mỗi ngày và cho vào túi. Theo dõi trong 28 ngày và tính trung bình số tóc rụng. Nếu hơn 100 sợi/ngày thì có thể là do bệnh lý. 

Một số chứng bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ làm sức khỏe giảm sút và khiến bạn mất thẩm mỹ. Vì vậy không nên chủ quan mà cần tìm hiểu xem bản thân đang mắc phải chứng bệnh gì?

II. Rụng tóc là triệu chứng của bệnh gì?

Rụng tóc là triệu chứng của bệnh gì không phải ai cũng nắm rõ và thường chủ quan trước tình trạng này. Phần nào làm cho tình trạng rụng tóc nghiêm trọng hơn và không thể khắc phục bằng các phương pháp thông thường. Dưới đây là một số bệnh lý về tóc bạn nên biết để chăm sóc mái tóc đúng cách.

1. Bệnh lý tuyến giáp

Rụng tóc là triệu chứng của bệnh gì? Các bệnh về tuyến giáp là một nguyên nhân gây ra rụng tóc bệnh lý. Trong đó, suy tuyến giáp sẽ làm giảm lượng hormone. Hoặc cường giáp do tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ tăng sinh hormone, khiến chúng bị dư thừa. Khi lượng hormone này bị mất cân bằng sẽ làm cản trở quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Từ đó, dẫn đến nang tóc phát triển kém, tóc mọc ít và thưa dần.

2. Bệnh viêm nhiễm da đầu

Nguyên nhân gây viêm nhiễm da đầu là do các loại nấm tóc ký sinh trên các tế bào chết của tóc gây ra. Biểu hiện là tình trạng vảy gàu, nhờn dính, ngứa ngáy, tổn thương,… trên vùng da đầu. Nếu không ngăn chặn và xử lý kịp thời, chúng sẽ nhanh chóng lan ra khắp toàn bộ da đầu. Điều này sẽ làm tóc yếu, dễ rụng. Nghiêm trọng hơn là có thể rụng tóc từng mảng, hói đầu.

3. Bệnh tự miễn

Một số căn bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, đa xơ cứng,… sẽ khiến hệ thống miễn dịch bị rối loạn. Lúc này, cơ thể sẽ phán đoán nhầm các nang tóc là nguyên thể lạ xâm nhập, dẫn đến hình thành kháng thể loại trừ các tế bào nang tóc và gây ra tình trạng rụng tóc bệnh lý.

4. Hội chứng buồng trứng đa nang

Đây là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ gây mất cân bằng nội tiết tố. Một trong những triệu chứng phổ biến của buồng trứng đa nang là rụng tóc nhiều. Trong khi lông cơ thể như mặt, tay, chân lại mọc nhiều hơn mức bình thường.

5. Thiếu chất dinh dưỡng

Một mái tóc chắc khỏe, bóng mượt hay không còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống. Khẩu phần ăn mất cân bằng, đặc biệt là thiếu hụt vitamin H (biotin) vitamin B5, vitamin B6 sẽ khiến mái tóc thiếu sức sống, xơ yếu dẫn đến gãy rụng.

XEM THÊM: Địa chỉ chữa rụng tóc uy tín

6. Rụng tóc là triệu chứng của bệnh gì?- Do căng thẳng quá mức

Khi tinh thần bị căng thẳng trong thời gian dài hay đang chịu áp lực sẽ làm các mạch máu dưới da đầu co thắt lại. Lúc này các tế bào nang tóc khó hấp thụ lượng oxy và dinh dưỡng để nuôi dưỡng tóc. Vì thế sợi tóc dễ bị rụng và rụng thành từng mảng.

7. Mất cân bằng nội tiết tố

Nội tiết tố có vai trò quan trọng đến cơ thể, trong đó có mái tóc. Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng rụng tóc ở phụ nữ đang mang thai, trong giai đoạn tiền mãn kinh. sau thời kỳ điều trị bệnh bằng hóa chất, nam giới mãn dục,... Những ảnh hưởng bất thường sẽ dẫn đến sự phát triển không đồng đều của tóc.

III. Cách phòng ngừa, khắc phục chứng rụng tóc bệnh lý hiệu quả

  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng với đầy đủ dưỡng chất như chất đạm, các loại vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là cần bổ sung nhiều vitamin H và vitamin B5. Đây là những chất  có khả năng kích thích sự phát triển của tóc và cải thiện tình trạng rụng tóc.
  • Giảm thiểu căng thẳng, lo lắng trong thời gian dài. Thay vào đó, chú ý sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, dành thời gian giải trí, rèn luyện thể chất để tinh thần thoải mái hơn.
  • Hạn chế gây áp lực cho tóc bằng các phương pháp tạo kiểu, làm đẹp như vuốt gel, duỗi, uốn và nhuộm tóc.
  • Điều trị dứt điểm bệnh khi mắc các bệnh lý làm ảnh hưởng đến tóc.
  • Điều quan trọng khi phát hiện dấu hiệu rụng tóc mất kiểm soát là phải tìm gặp bác sĩ chuyên khoa. Họ sẽ giúp tìm kiếm phương pháp điều trị để giảm thiểu được tình trạng này.
  • Đối với trường hợp rụng tóc do bệnh lý hay di truyền, chúng ta không thể sử dụng các liệu pháp tự nhiên hay các loại thuốc ngăn ngừa và kích thích mọc tóc trên thị trường vì chúng sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn. Lúc này bạn phải sử dụng công nghệ y khoa hiện đại như Cấy tóc tự thân để ngăn ngừa rụng tóc và mọc tóc hiệu quả.

Một số hình ảnh cấy tóc tự thân bạn có thể tham khảo:

Qua những thông tin trên đây, phần nào bạn đã biết được rụng tóc là triệu chứng của bệnh gì để biết cách phòng ngừa? Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về phương pháp cấy tóc tự thân, có thể liên hệ trực tiếp Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế qua Hotline: 024 3219 1111.

XEM THÊM: Rụng tóc từng mảng tròn khám ở đâu?